Quốc tịch là yếu tố để xác định công dân của một quốc gia. Từ đó giữa công dân mang quốc tịch và quốc gia phát sinh quyền, nghĩa vụ với nhau. Bên cạnh những trường hợp có nguyện vọng được nhập quốc tịch Việt Nam thì cũng có những trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài. Vậy để thôi quốc tịch Việt Nam cần thực hiện thủ tục gì? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi thực hiện thủ tục? Hậu quả pháp lý khi bỏ quốc tịch là gì? Sau đây Luật sư Di trú LHB Law Firm sẽ giải đáp các câu hỏi trên. Khách hàng có nhu cầu muốn được tư vấn vui lòng liên hệ LHB Law Firm theo Hotline: +84.969.088.118 (Zalo).
MỤC LỤC
Thôi quốc tịch Việt Nam là gì?
Nhập quốc tịch Việt Nam là một công dân mang quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch xin được mang quốc tịch Việt Nam. Ngược lại, thôi quốc tịch Việt Nam là việc công dân mang quốc tịch Việt Nam xin không mang quốc tịch Việt Nam nữa để nhập quốc tịch một quốc gia khác. Việc xin bỏ quốc tịch Việt Nam có thể xuất phát từ một số lý do như:
- Kết hôn, sinh sống với người nước ngoài tại nước ngoài;
- Học tập, định cư tại nước ngoài;
- Lao động, làm việc ổn định lâu dài tại nước ngoài;
Việc xin thôi quốc tịch là một trong những quyền được pháp luật công nhận. Công dân có đủ điều kiện sẽ được xem xét thôi quốc tịch Việt Nam để thực hiện nhập quốc tịch quốc gia khác.
Khách hàng có nhu cầu muốn được tư vấn về thủ tục quốc tịch vui lòng liên hệ LHB Law Firm theo Hotline: +84.969.088.118 (Zalo).

Điều kiện xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Theo quy định pháp luật, công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được xem xét. Công dân chưa được thôi quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
- Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
- Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
*Lưu ý:
- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;
- Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được từ bỏ quốc tịch Việt Nam;
Liên hệ Luật sư Di trú LHB Law Firm theo Hotline: +84.969.088.118 (Zalo).
Hậu quả pháp lý của việc thôi quốc tịch Việt Nam.
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam phải nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét. Sau khi có Quyết định đồng ý cho thôi quốc tịch Việt Nam thì cá nhân đề nghị sẽ không còn mang quốc tịch Việt Nam. Việc không mang quốc tịch Việt Nam sẽ có các hậu quả pháp lý sau:
- Không được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng khi ở nước ngoài;
- Bị hạn chế quyền sử dụng, sở hữu bất động sản tại Việt Nam;
- Hạn chế trong việc đi lại, cư trú tại Việt Nam;
- Con chưa thành niên của người thôi quốc tịch Việt Nam cũng sẽ bị thay đổi theo quốc tịch của cha mẹ.
Người đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam chỉ được trở lại quốc tịch Việt Nam khi không được nhập quốc tịch nước ngoài. Khi đó người có nhu cầu trở lại quốc tịch Việt Nam phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Liên hệ Luật sư Di trú LHB Law Firm theo Hotline: +84.969.088.118 (Zalo).
Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam bao gồm:
- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
- Bản khai lý lịch;
- Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
- Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
- Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ số 4, 6, 7.
Liên hệ Luật sư Di trú LHB Law Firm theo Hotline: +84.969.088.118 (Zalo).
Trình tự, thủ tục thực hiện.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Sở tư pháp hoặc cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài Sau khi tiếp nhận hồ sơ Sở tư pháp, cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài sẽ liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác để xử lý hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, được xử lý đúng quy trình sẽ được Chủ tịch nước xem xét. Chủ tịch nước có thẩm quyền quyết định có cho phép hay không.
Khách hàng có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ thủ tục xin liên quan đến quốc tịch Việt Nam có thể liên hệ LHB Law Firm để hỗ trợ pháp lý. Khách hàng liên hệ với chúng tôi theo các bước sau:
- Bước 1: Liên hệ qua số: +84.969.088.118 (Zalo) để được tư vấn miễn phí;
- Bước 2: Khách hàng tiến hành lựa chọn dịch vụ phù hợp với yêu cầu;
- Bước 3: Khách hàng tiến hành tạm ứng phí dịch vụ. Tiến hành cung cấp các thông tin, giấy tờ cần thiết cho Luật sư;
- Bước 4: Hướng dẫn khách hành tự thực hiện hoặc nhận ủy quyền của khách hàng để thực hiện thủ tục.
Với nền tàng đội ngũ Luật sư có chuyên môn sâu, giàu kinh nghiêm và hệ thống văn phòng trên phạm vi cả nước LHB Law Firm sẵn sàng hỗ trợ khách hàng thủ tục trên khắp 63 tỉnh/thành.
LHB Law Firm – Luật sư Di trú.
Trong nhiều năm qua, LHB Law Firm luôn được các khách hàng quốc tế lựa chọn để tư vấn, giải quyết các vấn đề pháp lý tại Việt Nam. Khách hàng lựa chọn LHB Law Firm bởi chúng tôi có:
- Đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý giỏi, nổi tiếng tại Việt Nam. Giàu kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài;
- Hệ thống Văn phòng, Chi nhánh và Luật sư cộng sự Toàn quốc;
- Tư vấn, giải đáp tất cả các vấn đề pháp lý khách hàng gặp phải. Giúp khách hàng lựa chọn được phương án tối ưu nhất để bảo vệ quyền lợi của mình;
- Nhận ủy quyền, cử Luật sư tham gia đàm phán, hòa giải. Tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại Tòa án; với các cá nhân, tổ chức và cơ quan có thẩm quyền khác;
- Phí dịch vụ Luật sư hợp lý. Khách hàng luôn được thông báo rõ ràng trước khi Luật sư thực hiện công việc;
- Trách nhiệm với công việc và luôn nỗ lực hết mình vì quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng;
- Tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của Luật Luật sư. Luôn đặt uy tín, chất lượng dịch vụ Luật sư lên hàng đầu.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của LHB Law Firm vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh của chúng tôi tại: Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại:+84.969.088.118 (Zalo)
- Email : luathungbach@gmail.com
- Website: lhblawfirm.vn