Tranh chấp doanh nghiệp là một trong những tranh chấp phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Với nguyên tắc đặt lợi ích lên trên, một khi các bên không hài hòa được về lợi ích tất yếu dẫn đến tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp doanh nghiệp là một trong những ưu tiên nhằm ổn định sản xuất, kinh doanh. Vậy ở Việt Nam hiện nay có bao nhiêu hình thức giải quyết tranh chấp doanh nghiệp? Chi phí giải quyết tranh chấp ra sao? Bài viết sau đây của LHB Law Firm sẽ khái quát về giải quyết tranh chấp doanh nghiệp tại Việt Nam. Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư doanh nghiệp vui lòng liên hệ LHB Law Firm theo Hotline: +84.969.088.118 (Zalo).
MỤC LỤC
Các tranh chấp doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam.
Xoay quanh hoạt động quản lý, vận hành doanh nghiệp tồn tại rất nhiều mối quan hệ: quan hệ giữa các thành viên góp vốn, giữa các cổ đông; quan hệ giữa công ty, doanh nghiệp với người lao động; quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý hành chính nhà nước; quan hệ sản xuất, kinh doanh với khách hàng… Từ đó mà các tranh chấp phát sinh rất đa dạng. Một số tranh chấp doanh nghiệp phổ biển như:
- Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Đó có thể là tranh chấp giữa công ty với các cổ đông, thành viên công ty. Tranh chấp giữa người quản lý, điều hành với cổ đông, thành viên công ty. Tranh chấp giữa các thành viên cổ đông, thành viên góp vốn với nhau;
- Tranh chấp với người lao động như: tranh chấp về hợp đồng lao động; tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động; tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động…
- Tranh chấp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể kể đến như: tranh chấp hợp đồng; tranh chấp về sở hữu trí tuệ…
- Tranh chấp liên quan đến quản lý nhà nước. Tranh chấp này phát sinh trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực: quản lý thuế; thủ tục hành chính doanh nghiệp; đầu tư…
LHB Law Firm với năng lực của mình sẽ giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp một cách hiệu quả, nhanh chóng. Từ đó mà doanh nghiệp có thể tập trung sản xuất, kinh doanh, tối ưu hiệu quả kinh tế.
Liên hệ Luật sư Doanh nghiệp theo Hotline +84.969.088.118 (Zalo).

Các phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến tại Việt Nam.
Theo quy định pháp luật, hiện nay ở Việt Nam có các phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến sau:
- Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng;
- Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải;
- Giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài;
- Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Mỗi một phương thức giải quyết tranh chấp đều có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Khách hàng cần nắm được những đặc trưng của từng phương thức giải quyết tranh chấp để lựa chọn cho phù hợp với vụ việc của mình.
Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng.
Thương lượng là việc các bên trong tranh chấp trực tiếp trao đổi với nhau nhằm giải quyết mâu thuẫn. Đây thường là phương thức được các bên sử dụng đầu tiên khi phát sinh tranh chấp. Thương lượng là một phương thức giải quyết tranh chấp không có sự tham gia của một bên thứ ba. Với phương thức này các bên sẽ chủ động giải quyết tranh chấp dựa trên tinh thần thiện chí, trung thực. Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng có những đặc điểm sau:
- Giải quyết nhanh chóng mâu thuẫn khi các bên tìm được tiếng nói chung;
- Bảo mật thông tin, bí mật kinh doanh do không có sự tham gia của bên thứ ba;
- Chi phí giải quyết tranh chấp thấp, thời gian giải quyết nhanh;
- Các bên giữ được mối quan hệ làm ăn, danh tiếng trong kinh doanh.
Tuy nhiên việc thương lượng giải quyết tranh chấp đôi khi gặp khó khăn do chủ yếu dựa trên sự thiện chí của các bên. Các bên có thể dễ dàng phá bỏ những thỏa thuận đã đạt được trong quá trình thương lượng.
Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải.
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp đã có sự tham gia của bên thứ ba, đó là hòa giải viên. Việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải sẽ do các bên thỏa thuận trong Hợp đồng hoặc khi có tranh chấp. Các bên có thể lựa chọn hình thức hòa giải thương mại quy chế hoặc hòa giải thương mại vụ việc. Hòa giải thương mại quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một tổ chức hòa giải thương mại theo quy định pháp luật và Quy tắc hòa giải của tổ chức đó. Hòa giải thương mại vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp do hòa giải viên thương mại vụ việc được các bên lựa chọn tiến hành theo quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên.
Các bên tham gia hòa giải một cách tự nguyện và bình đẳng với nhau. Thông tin liên quan đến vụ việc phải được các bên giữ bí mật. Khi các bên hòa giải thành hòa giải viên sẽ lập văn bản hòa giải thành. Các bên có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành kết quả hòa giải thành.
Giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài.
Giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp dần trở nên phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại dần phổ biến bởi những lý do sau:
- Thủ tục trọng tài nhanh gọn, quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng;
- Các bên được lựa chọn Trung tâm trọng tài, lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp. Ngôn ngữ sử dụng cũng sẽ được các bên lựa chọn sao cho phù hợp với vụ việc;
- Các bên được lựa chọn Trọng tài viên phù hợp với lĩnh vực tranh chấp. Các trọng tài viên được lựa chọn kỹ lưỡng, là những người có kiến thức, chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại;
- Phán quyết của cơ quan trọng tài có giá trị chung thẩm, có thể yêu cầu thi hành án.
Trọng tài thương mại là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế. Các vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại thường được giải quyết tại Trung tâm trọng tài do sự phù hợp và những lợi ích mà nó mang lại.
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân.
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án được nhân danh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại… Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Số lượng các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại được xét xử tại Tòa án Việt Nam là nhiều. Do là cơ quan quyền lực nhà nước nên Tòa án có quyền yêu cầu các bên cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan để giải quyết vụ việc một các khách quan, minh bạch. Hiện nay ở Việt Nam việc xét xử tại Tòa án được thực hiện qua hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm. Việc xét xử tại Tòa án đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch.
Đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại, Tòa án Việt Nam còn có thẩm quyền hủy phán quyết Trọng tài thương mại.
Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp thương mại vui lòng liên hệ LHB Law Firm theo Hotline Hotline +84.969.088.118 (Zalo).
Án phí giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam.
Án phí tại Tòa án.
Án phí đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân tại Vệt Nam.
Tên án phí | Mức thu | |
Án phí đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại sơ thẩm | ||
1 | Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch | 3.000.000 đồng |
2 | Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch | |
2.1 | Từ 60.000.000 đồng trở xuống | 3.000.000 đồng |
2.2 | Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
2.3 | Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
2.4 | Từ trên 800.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
2.5 | Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng |
2.6 | Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng |
Án phí đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại sơ thẩm | 2.000.000 đồng |
(1 USD = 25.465.000 VND theo tỷ giá của Ngân hàng Vietcombank ngày 02/7/2024).
Án phí tại Trung tâm trọng tài.
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Khách hàng có thể tham khảo biểu phí của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) như sau:
Trị giá vụ tranh chấp | Phí trọng tài (đã bao gồm VAT) |
100.000.000 đồng trở xuống | 16.500.000 đồng |
100.000.001 đồng đến 1.000.000.000 đồng | 16.500.000 đồng + 7,7% số tiền vượt quá 100.000.000 đồng |
1.000.000.001 đồng đến 5.000.000.000 đồng | 85.800.000 đồng + 4,4% số tiền vượt quá 1.000.000.000 đồng |
5.000.000.001 đồng đến 10.000.000.000 đồng | 261.800.000 đồng + 2,75% số tiền vượt quá 5.000.000.000 đồng |
10.000.000.001 đồng đến 50.000.000.000 đồng | 399.300.000 đồng + 1,65% số tiền vượt quá 10.000.000.000 đồng |
50.000.000.001 đồng đến 100.000.000.000 đồng | 1.059.300.000 đồng + 1,1% số tiền vượt quá 50.000.000.000 đồng |
100.000.000.001 đồng đến 500.000.000.000 đồng | 1.609.300.000 đồng + 0,50% số tiền vượt quá 100.000.000.000 đồng |
500.000.000.001 đồng trở lên | 3.609.300.000 đồng + 0,30% số tiền vượt quá 500.000.000.000 đồng |
(1 USD = 25.465.000 VND theo tỷ giá của Ngân hàng Vietcombank ngày 02/7/2024).
Phí hòa giải tại Trung tâm hòa giải.
Tương tự như Trọng tài thương mại, phí hòa giải tại Trung tâm hòa giải do Trung tâm quyết định. Khách hàng có thể tham khảo phí của Trung tâm hòa giải Việt Nam (VMC) như sau:
- Phí đăng ký hòa giải là: 0 đồng.
- Phí hòa giải được tính trên cơ sở trị giá vụ tranh chấp là tổng trị giá của tất cả các yêu cầu của các bên trong vụ tranh chấp.
Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi 01 Hòa giải viên là người Việt Nam phí hòa giải như sau:
Trị giá vụ tranh chấp | Phí hòa giải (không bao gồm phí đăng ký hòa giải) |
100.000.000 trở xuống | 8.000.000 |
100.000.001 đến 1.000.000.000 | 8.000.000 + 5,0% số tiền vượt quá 100.000.000 |
1.000.000.001 đến 5.000.000.000 | 53.000.000 + 2,0% số tiền vượt quá 1.000.000.000 |
5.000.000.001 đến 10.000.000.000 | 133.000.000 +1,3% số tiền vượt quá 5.000.000.000 |
10.000.000.001 đến 50.000.000.000 | 198.000.000 + 0,5% số tiền vượt quá 10.000.000.000 |
50.000.000.001 đến 100.000.000.000 | 398.000.000 + 0,3% số tiền vượt quá 50.000.000.000 |
100.000.000.001 đến 500.000.000.000 | 548.000.000 + 0,2% số tiền vượt quá 100.000.000.000 |
500.000.000.001 trở lên | 1.348.000.000 + 0,1% số tiền vượt quá 500.000.000.000 |
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam |
Đối với các trường hợp đặc biệt, Giám đốc VMC quyết định về phí hòa giải dựa trên những yếu tố sau:
- Số lượng hòa giải viên tiến hành hòa giải;
- Trị giá vụ tranh chấp;
- Tính phức tạp của vụ tranh chấp;
- Thời gian giải quyết vụ tranh chấp.
Trị giá vụ tranh chấp bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá chuyển khoản của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vào ngày nộp Bản yêu cầu hòa giải.
Luật sư giải quyết tranh chấp doanh nghiệp tại Việt Nam.
LHB Law Firm là đơn vị có uy tín trong việc tham gia giải quyết tranh chấp doanh nghiệp tại Việt Nam. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm, chúng tôi tự tin có thể giải quyết các vấn đề của khách hàng gặp phải. Qua nhiều năm, chúng tôi luôn nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Đây vừa là niềm vui vừa là động lực để LHB Law Firm tiếp tục phát triển hơn nữa. Hiện nay, chúng tôi cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp doanh nghiệp đa dạng như:
- Tư vấn, đánh giá, lên phương án giải quyết tranh chấp doanh nghiệp;
- Luật sư tham gia đàm phán, thương lượng giải quyết tranh chấp doanh nghiệp;
- Tham gia Hòa giải giải quyết tranh chấp tại trung tâm hòa giải;
- Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài;
- Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân;
- Hỗ trợ thi hành Bản án/Quyết định của Tòa án, phán quyết của Trung tâm trọng tài.
Với đội ngũ Luật sư và hệ thống văn phòng trên cả nước, chúng tôi có thể tham gia giải quyết tranh chấp cho khách hàng trên phạm vi 63 tỉnh/thành.
Liên hệ Luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam : Hotline +84.969.088.118 (Zalo).
Phí dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bạn muốn thuê Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp tại Việt Nam nhưng chưa biết mức phí thuê Luật sư hết bao nhiêu tiền? Hãy tham khảo biểu phí dịch vụ Luật sư ở bảng dưới đây.
STT | DỊCH VỤ | PHÍ |
---|---|---|
1 | Tiếp nhận thông tin, hướng dẫn thủ tục Luật sư. | Miễn phí |
2 | Luật sư tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại. | 50 USD/ giờ |
3 | Luật sư tư tư vấn bằng văn bản. | Từ 100 USD |
4 | Soạn thảo Đơn khởi kiện, Bản tự bảo vệ | Từ 100/trang USD |
5 | Đại diện đàm phán, thương lượng giải quyết tranh chấp. | Từ 1000 USD + % giá trị tranh chấp. |
6 | Tham gia giải quyết tranh chấp tại Trung tâm hòa giải | Phí thỏa thuận. |
7 | Tham gia tố tụng, giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, Tòa án nhân dân | Phí thỏa thuận. |
8 | Yêu cầu thi hành bản án, quyết định tại Việt Nam. | Phí thỏa thuận. |
(1 USD = 25.465.000 VND theo tỷ giá của Ngân hàng Vietcombank ngày 02/7/2024)
Trường hợp có cần tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp ngay có thể liên hệ đến số điện thoại +84.969.088.118 (Zalo) để được hỗ trợ.
CN.