Phán quyết trọng tài thương mại là chung thẩm. Tố tụng trọng tài không có cơ chế phúc thẩm như tại Toà án. Đồng thời, tố tụng trọng tài cũng không có cơ chế giám đốc thẩm hay tái thẩm. Tuy hiên, phán quyết trọng tài thương mại vẫn có thể có vi phạm pháp luật. Khi đó, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án huỷ phán quyết trọng tài thương mại. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về việc huỷ phán quyết trọng tài thương mại tại Việt Nam. LHB Law Firm cung cấp dịch vụ pháp lý về pháp luật thương mại. Trong đó, bao gồm tư vấn, hỗ trợ về huỷ phán quyết trọng tài thương mại tại Việt Nam. Liên hệ Hotline: 0969.08.8118 (Zalo) để được tham khảo, hỗ trợ.
MỤC LỤC
- 1 Điều kiện huỷ phán quyết trọng tài thương mại.
- 1.1 Có căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
- 1.1.1 Không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu.
- 1.1.2 Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng không đúng thoả thuận hoặc vi phạm pháp luật.
- 1.1.3 Tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
- 1.1.4 Các bên cung cấp chứng cứ giả mạo; Trọng tài viên nhận lợi ích vật chất của các bên, làm ảnh hưởng đến phán quyết.
- 1.1.5 Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
- 1.2 Quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài.
- 1.1 Có căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
- 2 Trình tự, thủ tục huỷ phán quyết trọng tài thương mại.
- 3 Luật sư tư vấn huỷ phán quyết trọng tài tại Việt Nam.
- 4 Luật sư hỗ trợ huỷ phán quyết trọng tài tại Việt Nam.
- 5 Phí dịch vụ Luật sư thương mại tại Việt Nam.
Điều kiện huỷ phán quyết trọng tài thương mại.
Trong tố tụng trọng tài, Hội đồng trọng tài tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp. Tại đây, các bên trực tiếp trình bày quan điểm, chứng cứ và lập luận trước Hội đồng. Hội đồng làm rõ các vấn đề tranh chấp để có căn cứ đưa ra phán quyết trọng tài. Theo Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010 (Luật TTTM), phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp. Nếu không, phán quyết được ban hành chậm nhất 30 ngày, từ khi kết thúc phiên họp cuối cùng. Phán quyết trọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ban hành.
Ngoài ra, nếu các bên hoà giải thành thì Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận thoả thuận giữa các bên. Theo Điều 58 Luật TTTM, quyết định này có giá trị như phán quyết trọng tài.
Liên hệ với LHB Law Firm, Hotline: 0969.08.8118 (Zalo) để được tư vấn chuyên sâu.
Theo Luật TTTM, “phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành”. Phán quyết trọng tài là kết quả giải quyết toàn bộ tranh chấp của Hội đồng trọng tài, chấm dứt toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài. Phán quyết này không bị kháng cáo, kháng nghị. Phán quyết trọng tài cũng không có cơ chế giám đốc thẩm hay tái thẩm.
Tuy nhiên, pháp luật vẫn cho phép các bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thương mại. Việc huỷ phán quyết trọng tài thương mại phải đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật. Điều kiện huỷ phán quyết trọng tài bao gồm:
- Có căn cứ huỷ phán quyết trọng tài;
- Quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài.

Có căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
Các căn cứ để huỷ phán quyết trọng tài được quy định tại Điều 68 Luật TTTM. Những căn cứ này cũng được hướng dẫn bởi Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP. Những căn cứ huỷ phán quyết chủ yếu liên quan đến vi phạm về thẩm quyền và thủ tục tố tụng. Ngoài ra, việc phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật cũng là căn cứ huỷ phán quyết.
Các bên được quyền yêu cầu Toà án huỷ phán quyết trọng tài khi có một trong các căn cứ tại khoản 2 Điều 68 Luật TTTM:
Không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu.
Thoả thuận trọng là sự thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Thoả thuận trọng tài được Điều 5 Luật TTTM xác định là điều kiện tố tụng trọng tài. Nếu các bên có thoả thuận trọng tài thì giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Thoả thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp.
Một phán quyết trọng tài chỉ có giá trị nếu dựa trên một thoả thuận trọng tài hợp pháp. Theo quy định, Trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp khi các bên cung cấp thoả thuận trọng tài. Trường hợp không có thoả thuận trọng tài có hiệu lực, các bên có căn cứ để yêu cầu Toà án huỷ phán quyết.
Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng không đúng thoả thuận hoặc vi phạm pháp luật.
Cơ quan trọng tài phải tuân theo thoả thuận trọng tài về thành phần Hội đồng và quy tắc tố tụng. Đồng thời, Hội đồng trọng tài phải tuân theo các quy định của Luật TTTM. Nếu có căn cứ xác định vi phạm, Toà án sẽ xem xét mức độ nghiêm trọng trong từng trường hợp cụ thể.
Nếu vi phạm là nghiêm trọng, không thể khắc phục, hoặc không khắc phục theo yêu cầu của Tòa án, phán quyết sẽ bị hủy.
Ví dụ 1: Một bên không được thông báo hợp lệ về đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 32 Luật TTTM. Việc này khiến bên đó mất quyền thành lập Hội đồng trọng tài theo luật, ảnh hưởng nghiêm trọng quyền lợi. Tòa án sẽ coi đây là vi phạm nghiêm trọng về thủ tục và có thể chấp nhận yêu cầu huỷ phán quyết.
Ví dụ 2: Hai bên thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài ba người, áp dụng pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, Hội đồng chỉ có một trọng tài viên, và áp dụng pháp luật Singapore. Sự thay đổi này làm sai lệch bản chất thỏa thuận và vi phạm quy trình tố tụng trọng tài đã thống nhất. Đây được coi là vi phạm nghiêm trọng.
Liên hệ với LHB Law Firm, Hotline: 0969.08.8118 (Zalo) để được tư vấn thêm về thoả thuận trọng tài.
Tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
Khi tranh chấp không thuộc lĩnh vực được trọng tài giải quyết, Hội đồng trọng tài sẽ bị coi là vượt thẩm quyền. Thẩm quyền của trọng tài được xác định theo Điều 2 Luật TTTM gồm:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Tương tự, nếu trọng tài vượt quá phạm vi thoả thuận của các bên, phần quyết định đó sẽ có căn cứ huỷ. Trong những trường hợp này, Tòa án có quyền xem xét để huỷ một phần hoặc toàn bộ phán quyết trọng tài. Theo nguyên tắc, chỉ phần nội dung vượt thẩm quyền mới bị Tòa án hủy, phần còn lại vẫn có hiệu lực. Nếu có thể tách riêng phần vượt thẩm quyền và phần trong thẩm quyền, chỉ phần sai sẽ bị hủy bỏ. Tuy nhiên, nếu hai phần không thể tách rời về nội dung, Tòa án sẽ huỷ toàn bộ phán quyết trọng tài.
Việc đánh giá khả năng tách nội dung thuộc thẩm quyền và vượt thẩm quyền do Tòa án quyết định. Nguyên tắc này giúp cân bằng giữa quyền tự do thoả thuận và giới hạn pháp lý trong tố tụng trọng tài. Các bên cần thận trọng khi xác lập thoả thuận trọng tài để tránh tranh chấp về thẩm quyền phát sinh sau này.
Liên hệ với LHB Law Firm, Hotline: 0969.08.8118 (Zalo) để được tư vấn thêm về thoả thuận trọng tài.
Các bên cung cấp chứng cứ giả mạo; Trọng tài viên nhận lợi ích vật chất của các bên, làm ảnh hưởng đến phán quyết.
Tòa án chỉ xem xét chứng cứ giả khi có tài liệu cụ thể chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Chứng cứ bị nghi ngờ phải liên quan trực tiếp đến nội dung phán quyết và ảnh hưởng tính khách quan, công bằng. Tòa án không xem xét nếu chứng cứ không có giá trị hoặc không ảnh hưởng đến nội dung giải quyết tranh chấp. Việc đánh giá tính giả mạo phải dựa trên Luật Trọng tài thương mại và quy tắc tố tụng do các bên đã thỏa thuận. Ngoài ra, Tòa án còn căn cứ vào phương pháp đánh giá chứng cứ của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết. Tất cả yếu tố trên được xem xét tổng thể để xác định liệu chứng cứ có bị làm giả hay không.
Ngoài ra, nếu trọng tài viên nhận tiền hoặc lợi ích từ một bên, tính độc lập và khách quan sẽ không được đảm bảo. Hành vi này vi phạm nguyên tắc vô tư, trung lập theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Việc nhận lợi ích có thể làm trọng tài viên thiên vị trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tòa án sẽ xem xét mối liên hệ giữa lợi ích nhận được và nội dung của phán quyết. Nếu có căn cứ rõ ràng cho thấy sự thiên vị, phán quyết trọng tài sẽ bị hủy.
Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Phán quyết trọng tài phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam (chắng hạn: tự do thỏa thuận, thiện chí, trung thực, bình đẳng, bảo vệ lợi ích chính đáng…). Nếu nội dung phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự chung thì có thể bị xem xét huỷ. Tòa án sẽ kiểm tra xem phán quyết có xâm phạm nguyên tắc nào có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp không.
Không phải mọi phán quyết vi phạm đều bị huỷ. Mà chỉ khi vi phạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp. Nếu trọng tài không áp dụng hoặc làm sai lệch nguyên tắc cốt lõi, phán quyết sẽ không còn hợp pháp. Tòa án chỉ huỷ phán quyết sau khi xác định rõ ràng việc vi phạm nguyên tắc đó là có thật và có hậu quả pháp lý.
Quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài.
Chỉ các bên tranh chấp có quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thương mại. Thời hiệu yêu cầu Toà án xem xét là 30 ngày từ khi nhận được phán quyết. Nếu có chứng cứ thể hiện các căn cứ huỷ phán quyết, các bên có thể yêu cầu xem xét.
Bên yêu cầu phải làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền. Đồng thời, gửi kèm các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho yêu cầu của mình. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch, chứng thực hợp lệ ra tiếng Việt.
Theo quy định, đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu;
- Yêu cầu và căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:
- Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
- Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
LHB Law Firm hỗ trợ khách hàng yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thương mại, Hotline: 0969.08.8118 (Zalo).
Trình tự, thủ tục huỷ phán quyết trọng tài thương mại.
Điều 71 Luật TTTM quy định về thủ tục xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thương mại. Theo đó, việc huỷ phán quyết bao gồm các bước:
Bước 1: Toà án ra thông báo.
Toà án thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thương mại. Sau đó, Toà án thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan. Thông báo phải được gửi tới: Trung tâm trọng tài, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp.
Bước 2: Phân công Hội đồng xét đơn.
Chánh án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thương mại. Hội đồng này gồm 3 thẩm phán, trong đó có một chủ toạ. Thời hiệu phân công là 7 ngày làm việc từ khi thụ lý.
Bước 3: Mở phiên họp.
Hội đồng xét đơn mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thương mại. Phiên họp phải được mở trong thời hạn 30 ngày kể từ khi được chỉ định. Trước đó 7 ngày, Tòa án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu. Viện kiểm sát trả lại hồ sơ đúng hạn để Tòa mở phiên họp. Phiên họp có các bên tranh chấp, luật sư (nếu có) và Kiểm sát viên tham dự.
Bước 4: Xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thương mại.
Hội đồng căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ các bên cung cấp để xét đơn.
Toà án không xét lại nội dung tranh chấp mà Hội đồng trọng tài giải quyết. Toà chỉ kiểm tra có căn cứ để huỷ phán quyết trọng tài không. Toà án hỏi và nghe những người tham dự phiên họp trình bày ý kiến. Những người nêu ý kiến gồm những người được triệu tập và đại diện Viện kiểm sát.
Dựa vào đó, Hội đồng xét đơn thảo luận và quyết định theo đa số.
Bước 5: Ra quyết định.
Hội đồng xét đơn có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ phán quyết trọng tài thương mại. Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng, có hiệu lực thi hành. Trường hợp quyết định không huỷ phán quyết trọng tài thì phán quyết được thi hành.
Hội đồng cũng có thể ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp:
- Bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thương mại rút đơn;
- Bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài vắng mặt không có lý do chính đáng;
- Bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài rời phiên họp mà không được cho phép.
Hội đồng cũng có quyền tạm đình chỉ vụ việc, tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót. Việc tạm đình chỉ không quá 60 ngày. Hội đồng trọng tài phải thông báo cho Toà về việc khắc phục sai sót tố tụng. Hội đồng xét đơn tiếp tục công việc nếu Hội đồng trọng tài không khắc phục sai sót tố tụng.
Khi phán quyết trọng tài bị huỷ, các bên có quyền:
- Thoả thuận lại, đưa vụ án ra xét xử trọng tài;
- Khởi kiện tại Toà án.
Luật sư tư vấn huỷ phán quyết trọng tài tại Việt Nam.
LHB Law Firm có chuyên môn tư vấn trong lĩnh vực pháp luật thương mại. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn trọn gói, chính xác và kịp thời. Các luật sư, chuyên viên xem xét, đánh giá khả năng huỷ phán quyết trọng tài thương mại.
LHB Law Firm tư vấn rõ ràng cho Quý khách hàng về căn cứ pháp lý, thời hạn, thủ tục và các rủi ro có thể phát sinh.
Địa điểm, phương thức thư vấn:
- Trực tiếp tại văn phòng trụ sở hoặc các chi nhánh;
- Qua e-mail, điện thoại;
- Phát hành thư tư vấn.
Khách hàng được cung cấp danh mục hồ sơ cần chuẩn bị và hướng dẫn đầy đủ cách thức nộp đơn.
Liên hệ Hotline: 0969.08.8118 (Zalo) để sử dụng dịch vụ tư vấn.
Luật sư hỗ trợ huỷ phán quyết trọng tài tại Việt Nam.
LHB Law Firm đại diện Quý khách làm việc trực tiếp với Toà án. Thay mặt khách hàng yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thương mại.
- Luật sư soạn đơn, chuẩn bị hồ sơ, nộp và theo dõi toàn bộ quá trình xử lý tại Tòa;
- Luật sư tham dự phiên họp xét đơn, trình bày quan điểm và bảo vệ khách hàng;
- Hỗ trợ cung cấp, đối chiếu chứng cứ và phản bác lập luận từ phía bên còn lại.
Chúng tôi đảm nhiệm việc làm việc với Viện kiểm sát, Trung tâm trọng tài và các bên liên quan. Trong suốt quá trình, khách hàng được cập nhật tiến độ và tư vấn mọi vấn đề phát sinh. Chúng tôi hỗ trợ trong cả trường hợp khẩn cấp, hồ sơ phức tạp hoặc cần xử lý tình huống bất thường. Mục tiêu của chúng tôi là giúp khách hàng đạt được kết quả phù hợp pháp luật và đúng quyền lợi.
Liên hệ ngay với LHB Law Firm, Hotline: 0969.08.8118 (Zalo) để gặp Luật sư hỗ trợ, đại diện.
Phí dịch vụ Luật sư thương mại tại Việt Nam.
Loại dịch vụ | Phí dịch vụ | Ghi chú |
Tư vấn pháp lý ban đầu | 3.000.000 – 10.000.000 | Tư vấn về quy trình huỷ phán quyết. |
Soạn thảo đơn yêu cầu | 5.000.000 – 15.000.000 | Chuẩn bị hồ sơ và tài liệu cần thiết. |
Nộp đơn yêu cầu | 10.000.000 – 20.000.000 | Đại diện nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền. |
Đại diện tại phiên tòa xét đơn | 20.000.000 – 50.000.000 | |
Xử lý phản đối từ bên đối tụng | 15.000.000 – 30.000.000 |
*Lưu ý:
- Các mức phí có thể thay đổi dựa trên quy mô, độ phức tạp của vụ việc và khu vực địa lý.
- Phí trên chưa bao gồm các chi phí như chi phí đi lại, sao chép hồ sơ, chi phí hành chính tại tòa án…
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của LHB Law Firm vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh tại: Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0969.08.8118 (Zalo)
- Email : luathungbach@gmail.com
- Website: lhblawfirm.vn
Trân trọng!