GIẢI QUYẾT LY HÔN VẮNG MẶT TẠI VIỆT NAM


Ly hôn vắng mặt tại Việt Nam có được không? Thủ tục như thế nào? là câu hỏi được rất nhiều khách hàng gửi tới LHB Law Firm. Việc giải quyết ly hôn vắng mặt không chỉ đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật mà còn cần sự nhạy bén trong việc bảo vệ quyền lợi của bên còn lại. Bài viết này LHB Law Firm sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về quy trình và các yếu tố cần lưu ý trong việc giải quyết ly hôn vắng mặt, giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong trường hợp đặc biệt này. Khách hàng có nhu cầu muốn được tư vấn vui lòng liên hệ LHB Law Firm theo Hotline: +84.969.088.118 (Zalo).

Ly hôn vắng mặt là gì?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa vợ và chồng theo bản án. Hoặc quyết định của tòa án có thẩm quyền. Đây là thủ tục pháp lý khi vợ chồng không còn khả năng tiếp tục chung sống. Hoặc có mâu thuẫn không thể giải quyết được, dẫn đến mong muốn kết thúc hôn nhân.

Hiện nay, có 02 hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.

Ly hôn thuận tình

  • Đây là trường hợp cả hai vợ chồng đều đồng ý ly hôn sau khi đã tự nguyện thỏa thuận được về các vấn đề liên quan đến quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản chung, và các nghĩa vụ khác.
  • Tòa án sẽ xem xét và ra quyết định ly hôn nếu xét thấy thỏa thuận giữa hai bên là hợp pháp và không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan, đặc biệt là con cái.

Ly hôn đơn phương

  • Là khi chỉ một bên vợ hoặc chồng muốn ly hôn mà không có sự đồng thuận từ phía bên kia. Bên yêu cầu ly hôn đơn phương cần đưa ra các căn cứ chứng minh cuộc hôn nhân đã không còn khả năng duy trì, ví dụ như mâu thuẫn kéo dài, hành vi bạo lực gia đình, ngoại tình, hoặc không có sự quan tâm, chăm sóc từ một trong hai bên.
  • Tòa án sẽ xem xét, phân tích tình trạng hôn nhân và quyết định có chấp nhận yêu cầu ly hôn hay không, dựa trên các quy định của pháp luật và quyền lợi của các bên, nhất là trẻ em (nếu có).

Ly hôn vắng mặt là trường hợp một bên trong cuộc hôn nhân không có mặt trực tiếp tại phiên tòa hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn. Các lý do dẫn đến ly hôn vắng mặt thường gặp:

  • Một trong hai bên không tham gia phiên hòa giải và phiên tòa để giải quyết việc ly hôn;
  • Một trong hai bên bỏ đi khỏi nơi cư trú;
  • Một trong hai bên mất tích không thể liên lạc được;
  • Một trong hai bên vì ốm đau, bệnh tật… nên không thể tham gia giải quyết ly hôn.

Khách hàng có nhu cầu muốn được tư vấn về  ly hôn vắng mặt tại Việt Nam vui lòng liên hệ LHB Law Firm theo Hotline: +84.969.088.118 (Zalo).

Ly hôn vắng mặt
Dịch vụ Luật sư giải quyết ly hôn vắng mặt có yếu tố nước ngoài: +84.969.088.118 (Zalo).

Ở Việt Nam có được ly hôn vắng mặt không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc ly hôn vắng mặt là hoàn toàn được phép . Nếu đáp ứng được những quy định sau:

Điều 238. Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng

1. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;

c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

Điều 477. Xử lý kết quả tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài và kết quả yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập chứng cứ.

5. Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

a) Tòa án đã nhận được kết quả tống đạt theo một trong các phương thức tống đạt quy định tại khoản 1 Điều 474 của Bộ luật này, đương sự đã cung cấp đầy đủ lời khai, tài liệu, chứng cứ và đương sự đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ;

Thông thường, với những vụ việc ly hôn mà một bên đương sự là người nước ngoài. Hoặc đang người Việt Nam sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Khi được toà triệu tập lên làm việc. Họ không thể có mặt thường xuyên theo lịch làm việc của Toà. Do đó, pháp luật luôn tạo điều kiện để các bên đương sự có thể vắng mặt trong quá trình giải quyết.

Các trường hợp ly hôn vắng mặt phổ biến tại Việt Nam.

Ly hôn đơn phương vắng mặt

Trong trường hợp ly hôn đơn phương, nếu một bên đương sự (vợ hoặc chồng) không có mặt mà đã được tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai, tòa án có quyền tiến hành xét xử vắng mặt đương sự này theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Các điều kiện để xét xử vắng mặt bao gồm:

  • Bên vắng mặt đã được tòa triệu tập hợp lệ (tối thiểu 2 lần).
  • Bên vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc cố tình vắng mặt.
  • Nếu người vắng mặt có đơn xin xét xử vắng mặt thì tòa án cũng có thể xét xử.

Ly hôn khi một bên ở nước ngoài

Khi một bên vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài. Tòa án vẫn có thể giải quyết vụ ly hôn nếu:

  • Bên đương sự ở nước ngoài có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt.
  • Người ở nước ngoài từ chối về nước và không muốn tham gia phiên tòa.

Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục thông báo, triệu tập và xét xử theo quy định, bao gồm cả việc gửi văn bản qua cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự.

Ly hôn trong trường hợp mất tích

Nếu một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật, bên còn lại có quyền yêu cầu ly hôn vắng mặt. Theo Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015, một người bị coi là mất tích khi đã vắng mặt khỏi nơi cư trú từ 2 năm trở lên mà không có tin tức gì về việc họ còn sống hay đã chết, và có yêu cầu tuyên bố mất tích. Sau khi tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích, người kia có thể yêu cầu ly hôn.

Ly hôn thuận tình nhưng một bên vắng mặt

Trong trường hợp ly hôn thuận tình, nếu một bên không thể có mặt nhưng đã có đơn đề nghị xét xử vắng mặt và cả hai bên đã thống nhất về mọi vấn đề (tài sản, con cái), tòa án vẫn có thể xét xử vắng mặt bên này.

Những trường hợp ly hôn vắng mặt đều đòi hỏi tòa án phải thực hiện các thủ tục triệu tập, thông báo và xét xử theo quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.

Khách hàng có nhu cầu muốn được tư vấn về ly hôn  tại Việt Nam vui lòng liên hệ LHB Law Firm theo Hotline: +84.969.088.118 (Zalo).

Cách giải quyết ly hôn vắng mặt ở Việt Nam.

Giải quyết ly hôn vắng mặt tại Việt Nam là quá trình khi một trong hai bên không có mặt trong phiên tòa giải quyết ly hôn. Quy trình này tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và các văn bản pháp luật liên quan. Dưới đây là các bước giải quyết ly hôn vắng mặt:

Chuẩn bị hồ sơ ly hôn

Hồ sơ cần chuẩn bị cho ly hôn bao gồm:

  • Đơn xin ly hôn (đơn phương hoặc thuận tình).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).
  • Giấy tờ nhân thân của các bên (CMND/CCCD/hộ chiếu).
  • Giấy khai sinh của con (nếu có con chung).
  • Các tài liệu liên quan đến tài sản chung, nợ chung (nếu có tranh chấp).

Nộp hồ sơ tại tòa án

  • Bên yêu cầu ly hôn sẽ nộp hồ sơ tại Tòa án Nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ hoặc chồng đang cư trú, làm việc.
  • Nếu một bên ở nước ngoài, hồ sơ sẽ nộp tại Tòa án Nhân dân cấp tỉnh.

Triệu tập các bên đương sự

  • Sau khi thụ lý hồ sơ, tòa án sẽ triệu tập hai bên đương sự để tham dự các buổi hòa giải và phiên xét xử. Nếu một bên không thể có mặt, họ cần có văn bản yêu cầu xét xử vắng mặt.
  • Trường hợp một bên cố tình vắng mặt mà không có lý do chính đáng và đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai, tòa án có thể tiến hành xét xử vắng mặt.

Giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt

  • Nếu một bên đơn phương yêu cầu ly hôn và người còn lại vắng mặt dù đã được triệu tập hợp lệ, tòa án sẽ xét xử theo thủ tục vắng mặt.
  • Nếu người vắng mặt đang ở nước ngoài, tòa án sẽ tiến hành gửi thông báo thông qua cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự.

Giải quyết ly hôn thuận tình nhưng một bên vắng mặt

  • Nếu ly hôn thuận tình nhưng một bên không thể tham dự. Bên đó phải có đơn đề nghị xét xử vắng mặt và đã thống nhất các vấn đề liên quan đến tài sản, con cái. Tòa án có thể xét xử dựa trên sự thỏa thuận của hai bên.

Ra phán quyết và hoàn tất thủ tục

  • Sau khi xét xử, tòa án sẽ ra quyết định ly hôn. Bản án hoặc quyết định ly hôn sẽ được gửi đến các bên, ngay cả khi một bên không có mặt tại phiên tòa.
  • Trong trường hợp ly hôn đơn phương. Quyết định của tòa án có hiệu lực sau 30 ngày kể từ khi bản án được tuyên (nếu không có kháng cáo).

Liên hệ Luật sư ly hôn vắng mặt: +84.969.088.118 (Zalo).

Luật sư hỗ trợ thủ tục ly hôn vắng mặt tại Việt Nam.

Tự tin là một trong những đơn vị pháp luật hàng đầu của Việt Nam. LHB Law Firm cung cấp các dịch vụ như sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về ly hôn: điều kiện, trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn, tranh chấp giành quyền nuôi con và tranh chấp tài sản khi ly hôn…;
  • Hướng dẫn, hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ để chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương;
  • Tư vấn quy định về ly hôn thuận tình vắng mặt, ly hôn đơn phương vắng mặt;
  • Hỗ trợ soạn thảo mẫu đơn ly hôn thuận tình vắng mặt, ly hôn đơn phương vắng mặt;
  • Tư vấn, hướng dẫn quy định ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài;
  • Dịch vụ ly hôn thuận tình nhanh;
  • Dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh;
  • Tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến quy định ly hôn trong nước và ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Với đội ngũ Luật sư và hệ thống văn phòng trên cả nước, chúng tôi có thể hỗ trợ thủ tục ly hôn cho khách hàng trên phạm vi 63 tỉnh/thành.

Liên hệ Luật sư ly hôn LHB Law Firm tại Việt Nam: Hotline +84.969.088.118 (Zalo).

Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *