Quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài tại Việt Nam?


Với sự mở cửa của nền kinh tế, số lượng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngày càng nhiều. Bên cạnh những yếu tố về thu nhập, môi trường làm việc thì pháp lý là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của người lao động nước ngoài. Vậy người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần lưu ý vấn đề pháp lý gì? Quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài tại Việt Nam ra sao? Sau đây, Luật sư Lao động của LHB Law Firm sẽ sẽ giải đáp tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư Lao động vui lòng liên hệ LHB Law Firm theo Hotline: +84.969.088.118 (Zalo).

Quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Người lao động nước ngoài tại Việt Nam có những quyền gì?

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ có những quyền giống như người lao động trong nước. Cụ thể, người lao động nước ngoài có những quyền sau:

  • Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, nâng cao trình độ nghề nghiệp;
  • Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục nơi làm việc;
  • Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động;
  • Được bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;
  • Nghỉ theo chế độ có hưởng lương và các phúc lợi tập thể;
  • Thành lập và tham gia tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp xã hội;
  • Tham gia đối thoại, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động;
  • Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Đình công.

Quyền của người lao động nước ngoài được đảm bảo theo quy định của pháp luật Việt Nam. Người lao động nước ngoài bình đẳng về quyền và lợi ích với người lao động Việt Nam. Việt Nam luôn tạo điều kiện tối đa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tạo điều kiện cho người nước ngoài tạo thêm thu nhập đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam.

Liên hệ Luật sư Lao động theo Hotline: +84.969.088.118 (Zalo).

Nghĩa vụ của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Song song với những quyền, lợi ích mà người lao động nước ngoài được hưởng tại Việt Nam là những nghĩa vụ họ phải thực hiện. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có những nghĩa vụ sau:

  • Tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam;
  • Thực hiện đúng thỏa ước lao động tập thể và các thỏa ước khác;
  • Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động;
  • Tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động:
  • Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Ngoài việc tuân thủ pháp luật lao động, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn có nghĩa vụ chấp hành đúng các quy định pháp luật về nhập cảnh, cư trú, thuế… Trường hợp người lao động vi phạm, không thực hiện đúng các nghĩa vụ thì tùy thuộc vào tính chất sẽ có các biện pháp, chế tài xử lý khác nhau. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ với người sử dụng lao động, tùy vào mức độ vi phạm, thiệt hại thì người lao động sẽ bị xem xét các hình thức kỷ luật lao động. Trường hợp vi phạm pháp luật, người lao động sẽ phải chịu các chế tài, hình phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Liên hệ Luật sư Lao động Việt Nam theo Hotline: +84.969.088.118 (Zalo).

Labor Lawyer in Vietnam

An sinh xã hội đối với lao động nước ngoài.

Một trong những vấn đề mà người nước ngoài quan tâm khi đến làm việc tại Việt Nam đó là vấn đề về an sinh xã hội. An sinh xã hội là các chính sách, biện pháp của Nhà nước nhằm hỗ trợ phúc lợi cho người dân. Vậy khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ được hưởng chính sách an sinh xã hội như thế nào?

Theo quy định, người lao động làm việc tại Việt Nam có ký kết Hợp đồng lao động được hưởng chính sách an sinh xã hội như sau:

  • Được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp;
  • Được hưởng các chế độ theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
  • Được hưởng đầy đủ 5 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động; hưu trí; tử tuất.
  • Các chính sách an sinh xã hội khác theo quy định pháp luật.

Nhìn chung vấn đề an sinh xã hội giữa người lao động Việt Nam với người lao động nước ngoài không có quá nhiều sự khác biệt. Người lao động nước ngoài được đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội cơ bản. Các chính sách về an sinh xã hội đối với người lao động nước ngoài sẽ bị hạn chế trong một số trường hợp cụ thể, vì lý do liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia…

Liên hệ Luật sư Lao động Việt Nam theo Hotline: +84.969.088.118 (Zalo).

Người lao động nước ngoài có phải nộp thuế tại Việt Nam.

Theo quy định đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Tùy vào việc có cư trú hay không mà việc xác định thu nhập chịu thuế sẽ có sự khác nhau.

  • Đối với cá nhân cư trú sẽ phải chịu thuế đối với thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam;
  • Đối với cá nhân không cư trú sẽ chịu thuế đối với thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Một cá nhân được coi là có cư trú tại Việt Nam được xác định như sau:

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Cá nhân không đáp ứng các điều kiện trên được xác định là cá nhân không cư trú.

Thông thường người lao động nước ngoài sẽ phải chịu thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công. Cá nhân cư trú sẽ được xem xét giảm trừ gia cảnh. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập của cá nhân cư trú. Theo quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Trường hợp khách hàng cần tư vấn về pháp luật thuế vui lòng liên hệ LHB Law Firm theo Hotline: +84.969.088.118 (Zalo).

Ký kết, chấm dứt Hợp đồng lao động tại Việt Nam.

Hợp đồng lao động là căn cứ để xác định mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hợp đồng lao động được xác lập dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên, là cơ sở để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người lao động. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động gồm:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Hợp đồng lao động sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Việc chấm dứt Hợp đồng lao động dựa trên sự thỏa thuận các bên. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động các bên phải có nghĩa vụ báo trước. Bên nào chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình.

Luật sư giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam.

LHB Law Firm là đơn vị có uy tín trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm, chúng tôi tự tin có thể giải quyết các vấn đề của khách hàng gặp phải. Qua nhiều năm, chúng tôi luôn nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Đây vừa là niềm vui vừa là động lực để LHB Law Firm tiếp tục phát triển hơn nữa. Hiện nay, chúng tôi cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động đa dạng như:

  • Tư vấn, đánh giá, lên phương án giải quyết tranh chấp lao động;
  • Luật sư tham gia đàm phán, thương lượng giải quyết tranh chấp lao động;
  • Tham gia Hòa giải giải quyết tranh chấp;
  • Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân;

Với đội ngũ Luật sư và hệ thống văn phòng trên cả nước, chúng tôi có thể tham gia giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người lao động trên phạm vi 63 tỉnh/thành.

Liên hệ Luật sư Lao động tại Việt Nam : Hotline +84.969.088.118 (Zalo).

Phí dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp Lao Động tại Việt Nam.

Bạn muốn thuê Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp tại Việt Nam nhưng chưa biết mức phí thuê Luật sư hết bao nhiêu tiền? Hãy tham khảo biểu phí dịch vụ Luật sư ở bảng dưới đây.

BẢNG PHÍ LUẬT SƯ VIỆT NAM – LUẬT HÙNG BÁCH
STT DỊCH VỤ PHÍ 
1 Tiếp nhận thông tin, hướng dẫn thủ tục Luật sư. Miễn phí
2 Luật sư tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại. 50 USD/ giờ
3 Luật sư tư tư vấn bằng văn bản. Từ 100 USD
4 Soạn thảo Đơn khởi kiện, Bản tự bảo vệ Từ 100/trang USD
5 Đại diện đàm phán, thương lượng giải quyết tranh chấp. Từ 1000 USD + % giá trị tranh chấp.
6 Tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Phí thỏa thuận.
7 Tham gia tố tụng, giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân Phí thỏa thuận.

(1 USD = 25.465.000 VND theo tỷ giá của Ngân hàng Vietcombank ngày 02/7/2024)

Trường hợp có cần tư vấn pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động, giải quyết tranh chấp ngay có thể liên hệ đến số điện thoại +84.969.088.118 (Zalo) để được hỗ trợ.

CN.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *